Ốm nghén xảy ra khi nào? Cách giảm ốm nghén hiệu quả

Ốm nghén xảy ra khi nào và làm thế nào để cải thiện tình trạng ốm nghén? Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. mẹ sẽ nhạy cảm với mùi vị hơn, thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn. Ốm nghén thường sẽ hết sau 3 tháng đầu, tuy nhiên rất nhiều người bị ốm nghén nặng và khó kiểm soát. 

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu

Khi mang thai, hầu hết phụ nữ sẽ trải qua giai đoạn ốm nghén. Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể của mẹ bầu khi mang thai.

Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai

Cụ thể, trong những tuần đầu của thai kỳ, lượng hormone progesterone do tử cung tiết ra sẽ tăng lên rất nhanh, có thể lên tới gấp 50 lần so với trước khi có thai. Điều này làm thay đổi cấu trúc và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh trung ương. 

Khi lượng hormone tăng lên, não bộ phản ứng bằng cách kích hoạt cảm giác buồn nôn và nôn. Điều này khiến mẹ bầu vô cùng mệt mỏi và khó chịu, ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng cuộc sống. 

Ốm nghén xảy ra khi nào?

Thông thường, tình trạng ốm nghén thường xuất hiện vào khoảng từ 6 đến 10 tuần kể từ ngày có kinh cuối cùng, hay còn gọi là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên. Sự thay đổi nội tiết tố đột ngột trong cơ thể khiến nhiều cơ quan của mẹ bầu bị ảnh hưởng, gây nên cảm giác buồn nôn và nôn. 

Hầu hết các mẹ bầu sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và bớt nghén khi bước sang tuần thai thứ 14. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ nghén nặng kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Nếu như tình trạng không được cải thiện, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời để tránh ảnh hưởng đến thai kỳ. 

Cách giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

Ốm nghén xảy ra khi nào và làm thế nào để giảm nghén là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu thắc mắc, vì triệu chứng này khiến mẹ rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mẹ có thể áp dụng những cách sau để cải thiện tình trạng nghén ngẩm mệt mỏi.

               

Ốm nghén xảy ra khi nào

Ăn nhẹ và ăn nhiều bữa

Khi bị ốm nghén, mẹ nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa lớn. Điều này giúp thức ăn được tiêu hóa từ từ, tránh tình trạng dạ dày phải co bóp và làm việc quá nhiều,  làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng ốm nghén hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên sử dụng những loại thực phẩm dễ tiêu hóa như sữa chua, trái cây, rau xanh…Đây là những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, 

Sử dụng nước chanh, trà gừng để giảm buồn nôn

Nước chanh và trà gừng được xem là một cách hữu hiệu để cải thiện tình trạng buồn nôn ốm nghén. Mẹ chỉ cần ép chanh tươi, pha với một chút nước ấm, uống sau bữa ăn sẽ thấy tình trạng buồn nôn của mình được cải thiện rõ rệt. 

Bên cạnh đó, trà gừng cũng là thức uống giúp nhuận tràng, chống nôn hiệu quả. Vị cay nhẹ của gừng khiến cơn buồn nôn của mẹ tan biến nhanh chóng. Kết hợp sử dụng cả hai loại nước chanh và gừng sẽ đem lại hiệu quả vô cùng tốt trong việc làm dịu cơn buồn nôn ốm nghén cho mẹ.

Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ nếu tình trạng ốm nghén nặng và kéo dài

Ngoài những cách giảm nghén trên, mẹ có thể thử 1 số mẹo như tránh những thực phẩm có mùi nặng gây buồn nôn, tránh đồ cay nóng. Uống nhiều nước ấm vì nước ấm có tác dụng trung hòa axit dạ dày, làm giảm buồn nôn cho mẹ. Giữ phòng ốc luôn thông thoáng, sạch sẽ.

Mẹ nên đến gặp bác sĩ khi có những biểu hiện sau

Mặc dù ốm nghén là một triệu chứng bình thường khi mẹ bầu mang thai. Nhưng mẹ cũng nên nhờ đến sự can thiệp của bác sĩ nếu có những biểu hiện sau:

  • Ốm nghén kéo dài quá 12 tuần thai kỳ.
  • Sụt cân nhiều, không hấp thu được các chất dinh dưỡng
  • Sốt, đau bụng: Nếu gặp tình trạng này có thể mẹ đã mắc phải các bệnh lý khác, vậy nên mẹ hãy đi khám ngay nhé!
  • Dù đã áp dụng các biện pháp nhưng tình trạng không được cải thiện.
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Có dấu hiệu mất nước do nôn nhiều.

Việc ốm nghén xảy ra khi nào và mẹ bầu nghén ngẩm không ăn uống được gì sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị nhẹ cân, thiếu chất, chậm phát triển, thậm chí là dị tật bẩm sinh. Vậy nên nếu có những biểu hiện trên mẹ nên đi khám sớm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. 

Kết luận 

Bài viết trên đây đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc ốm nghén xảy ra khi nào cũng như những cách giúp cải thiện tình trạng ốm nghén. Có thể nói, ốm nghén là hiện tượng bình thường của cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống nếu như tình trạng quá nặng. Vậy nên mẹ hãy đến gặp bác sĩ nếu như tình trạng không được cải thiện mẹ nhé!