Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ là vấn đề các chị em phụ nữ mang thai cần đặc biệt quan tâm, kể cả với những người không bị tình trạng này. Bởi vì tiểu đường thai kỳ sẽ vô cùng nguy hiểm nếu như không được phòng ngừa và xử lý kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho mẹ thực đơn tốt nhất để góp phần phòng tránh tiểu đường thai kỳ mẹ nhé! 

Tiểu đường thai kỳ là gì? Mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Hiện nay, có rất nhiều chị em phụ nữ mang thai bị mắc tiểu đường thai kỳ, điều này là vô cùng nguy hiểm. Lúc này mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng và luyện tập, tránh tình trạng nặng thêm, gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid (đường) xảy ra ở phụ nữ khi mang, họ thường không mắc tiểu đường trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt là lượng hormone progesterone tăng cao làm cho cơ thể giảm khả năng sử dụng glucose.

Tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tuần thai thứ 24 trở đi thông qua xét nghiệm đường huyết lúc đói. Đặc biệt, nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng cho cả mẹ và bé.

     Tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn chuyển hóa glucid xảy ra ở phụ nữ mang thai

Mức độ nguy hiểm của tiểu đường thai kỳ

Đồi với mẹ bầu, tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ tăng cân mất kiểm soát, nhiều trường hợp tăng đến 20kg. Không chỉ mẹ, em bé cũng sẽ phát triển lớn hơn bình thường gây ra thai to, đa ối. Em bé sinh ra thường có cân nặng trên 4kg. 

Ngoài ra, tiểu đường thai kỳ sẽ khiến mẹ hay đói, khát, tiểu nhiều và có đường trong nước tiểu, nguy cơ bị nấm candida. Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng tiểu, viêm bể thận. Nguy cơ cao hơn bị băng huyết sau sinh. Tỷ lệ sẩy thai hoặc thai chết lưu cũng cao hơn.

Xem thêm: thực đơn cho bà bầu tiểu đường 

Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với bà bầu, nhất là bà bầu đang bị tình trạng tiểu đường thai kỳ. Dưới đây là những thực đơn để mẹ áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

                                 Thực đơn cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Thực đơn số 1 

  • Sáng: Bánh mì nguyên cám với trứng ốp la hoặc phô mai ít béo. Mẹ có thể dùng thêm trái cây tươi như dưa hấu hay xoài để cung cấp các chất dinh dưỡng lành mạnh,
  • Trưa: Cá hấp, canh rau xanh kèm cơm lứt.
  • Chiều: Sữa chua không đường trộn trái cây.
  • Tối: Thịt gà hầm rau cải, cơm gạo lứt, trái cây.

Thực đơn số 2

  • Sáng: 1 ly sinh tố trái cây (xoài, chuối, ổi) +  Bánh mì nguyên cám.
  • Trưa: Súp gà, cá hồi nướng, rau xanh luộc ( bắp cải, súp lơ…)
  • Chiều: Sữa hạt hoặc sữa chua không đường
  • Tối: Canh rau củ dền. Cá hồi nướng. Cơm gạo lứt.

Thực đơn số 3

  • Sáng: Yến mạch nấu sữa và trái cây tươi.
  • Trưa: Bánh đa cua. Canh rau ngót
  • Chiều: Sữa chua trái cây, sữa hạt
  • Tối: Sườn non xào rau, cơm gạo lứt, trứng ốp la, trái cây.

Trên đây là những thực đơn cho bà bầu tiểu đường. Các bữa ăn của mẹ cần phải cân bằng dinh dưỡng, hạn chế đường và chất béo. Ngoài ra, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chỉnh sửa thực đơn cho phù hợp. Tránh việc ăn uống không khoa học dẫn đến tình trạng tiểu đường trở nên nặng hơn

Xem thêm: cách lên thực đơn cho bà bầu tiểu đường

Lời khuyên dành cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu mắc tiểu đường cũng cần tuân thủ một số lưu ý sau đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe thai kỳ.

  • Tuân thủ chế độ ăn điều độ đã được bác, tránh ăn quá no, không nên để bụng đói quá lâu giữa các bữa.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà bằng máy đo đường huyết hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Uống đủ nước hàng ngày, tránh đồ uống có đường.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng 30 phút/ngày như đi bộ hoặc các động tác yoga cơ bản để kiểm soát đường huyết.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng.
  • Tuân thủ điều trị nếu bác sĩ kê toa thuốc.
  • Không tự ý ngừng điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Thường xuyên thăm khám theo lịch hẹn.
  • Chăm sóc vệ sinh cá nhân sạch sẽ
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý trong thai kỳ.

                        Lời khuyên dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, tiểu đường thai kỳ còn ảnh hưởng đến thai nhi, nên mẹ hãy đặc biệt chú ý chế độ ăn uống để có một sức khỏe thật tốt nhé!

Sữa hạt Gumilac Mama tốt cho bà bầu tiểu đường

Trong thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thì sữa bầu cùng là một loại thực phẩm không thể thiếu. Tuy nhiên các loại sữa bầu thường chứa đường tinh luyện. Bà bầu bị tiểu đường nên dùng sữa hạt vì nó thường không chứa hoặc chứa ít đường. Nếu như mẹ vẫn chưa biết chọn loại nào thì sữa hạt Gumilac Mama là một sự lựa chọn tuyệt vời. 

        Sữa hạt Gumilac Mama chứa hoạt chất Go2Ka1 giúp ổn định đường huyết

Sữa hạt Gumilac Mama giúp cung cấp dưỡng chất từ 16 loại hạt hữu cơ tự nhiên rất thơm ngon và giàu dưỡng chất. Đặc biệt đây là dòng sữa hoàn toàn không chứa đường tinh luyện, thay vào đó là hoạt chất Go2Ka1, đây là hoạt chất được ứng dụng thành công đầu tiên tại Việt Nam, có tác dụng ổn định đường huyết, vô cùng tốt đối với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Sữa hạt Gumilac Mama còn chứa chiết xuất gừng chuẩn hóa, giúp mẹ giảm triệu chứng nôn nghén mệt mỏi. Rất nhiều chị em phụ nữ yêu thích sữa hạt Gumilac Mama ở ưu điểm này.

Có thể nói, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ không thể thiếu sữa hạt Gumilac Mama, nên ngoài chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học, mẹ hãy nhớ bổ sung thêm 2 ly sữa hạt Gumilac Mama mẹ nhé!

Nguồn: Tổng hợp Internet